Nên xóa nợ BHXH khó đòi?

Theo đại biểu này, đối với khoản nợ đọng BHXH không có khả năng thu hồi như trường hợp các công ty vắng chủ, giải thể… thì nên xem xét đến phương án xóa nợ như đã từng làm với các đơn vị nợ thuế trước đây. 

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, nợ BHXH liên quan đến quyền lợi của người lao động nên muốn xóa phải tính toán kỹ xem có phù hợp với các quy định pháp luật không, đồng thời phải có giải pháp đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu tại phiên họp

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến nay có khoảng 13.100 doanh nghiệp nợ BHXH của hơn 200.000 lao động với tổng số tiền gần 3.000 tỉ đồng. Giai đoạn từ năm 2018 đến hết tháng 8-2022 đã có 42/63 BHXH tỉnh, thành phố trên cả nước đã thực hiện việc kiến nghị khởi tố hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tới cơ quan có thẩm quyền. Tổng số vụ cơ quan BHXH đã kiến nghị khởi tố là 382 vụ, trong đó mới chỉ có 6 vụ được xét xử xong, có bản án, quyết định của tòa án và đã có hiệu lực pháp luật. Số tiền cơ quan BHXH thu hồi được từ thi hành án là hơn 1,9 tỉ đồng trong tổng số 2,2 tỉ đồng.

Công nhân Công ty TNHH Nam Phương (huyện Củ Chi, TP HCM) bị nợ BHXH từ năm 2018 đến nay và chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn

Thời gian qua, việc xử lý đơn vị nợ BHXH gặp một số khó khăn do dịch COVID-19 và vướng mắc về thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó, BHXH các tỉnh, thành phố còn lúng túng trong việc xác định hành vi nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự để kiến nghị khởi tố do chưa có hướng dẫn cụ thể, đã gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh cho các dấu hiệu này.


Tin-ảnh: M.Chi