Bác Hồ sống mãi trong lòng kiều bào Pháp

Đã hơn 100 năm kể từ khi Bác ra đi tìm đường cứu nước lấy tên là Nguyễn Tất Thành, năm 1911, bôn ba hải ngoại và dừng chân tại Pháp với tên gọi Nguyễn Ái Quốc cùng với nhóm người yêu nước thành lập “Nhóm người An Nam yêu nước” năm 1919, tiền thân của Hội người Việt Nam tại Pháp hiện nay.

Kỷ niệm không bao giờ quên

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cộng đồng người Việt tại Pháp luôn đứng sau Nguyễn Ái Quốc với các thành phần gồm: Chiến binh, trí thức, sinh viên, tiểu thương, thủy thủ và người lao động. Phong trào người Việt Nam yêu nước tại Pháp mà Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra là một mô hình tiêu biểu.

Thời gian ở Paris, với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, Người không chỉ đấu tranh tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân xâm lược, mà còn kêu gọi và thức tỉnh lòng yêu nước trong cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài để tham gia kháng chiến và xây dựng đất nước.

Chương trình văn nghệ mừng sinh nhật Bác do Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức hằng năm

Năm 1946, nhân chuyến sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau theo lời mời của Chính phủ Pháp, trong 100 ngày ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những cuộc gặp, tiếp xúc, hoạt động với Việt kiều bên lề hội nghị Fontainebleau đã trở thành những dấu mốc lịch sử và kỷ niệm không bao giờ quên với Việt kiều yêu nước tại Pháp.

Trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh rời nước Pháp, tại hội trường tương tế Maubert, kiều bào tổ chức một cuộc gặp mặt rất lớn mời Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn đàm phán tại hội nghị Fontainebleau đến dự. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ với kiều bào có mặt về phận sự của người con xa Tổ quốc: “Anh em đã đoàn kết vì vận mệnh dân tộc thì hãy tiếp tục đoàn kết thêm”.

  • Nhiều hoạt động mừng sinh nhật Bác

  • Lãnh đạo TP HCM dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác cũng khuyên bảo: “Nay tôi và Phái bộ sắp trở về nước, chúng tôi gửi lời chào và khuyên tất cả anh chị em kiều bào phải triệt để đoàn kết; ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc; thực hành khẩu hiệu Ðời Sống Mới: Cần, Kiệm, Liêm, Chính; mỗi người cần biết thạo một nghề để mai sau về nước giúp ích cho công cuộc xây dựng nước Việt Nam mới”…

Người cũng ân cần thăm hỏi và căn dặn bà con tranh thủ sự cảm tình và giúp đỡ của nhân dân Pháp, ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc.

Luôn nhớ và làm theo lời Bác dặn

Nhìn lại hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ thời điểm những ngày đầu đặt chân đến nước Pháp năm 1911, chúng ta càng thêm khâm phục ý chí mãnh liệt giành độc lập tự do cho dân tộc không gì lay chuyển. Lựa chọn nước Pháp là điểm đến đầu tiên, có lẽ cũng nằm trong dự liệu của Người là tìm hiểu đất nước đang có những kẻ áp bức, chiếm đóng nước mình. Trên cơ sở đó, Người tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, lựa chọn con đường của cách mạng Việt Nam là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Hội người Việt Nam tại Pháp vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng

Đến năm 1954, khi hai miền Bắc – Nam của đất nước vẫn còn bị chia cách. Ở miền Nam, Mỹ tìm cách phá hoại Hiệp định Genève, một lần nữa cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là Hội người Việt Nam tại Pháp đã đứng lên đấu tranh bằng mọi hình thức như tuyên truyền và tranh thủ sự hỗ trợ mọi mặt của bạn bè quốc tế; tập trung vào đấu tranh chính trị và tham chiến trên mặt trận ngoại giao cho đến ngày giải phóng đất nước năm 1975.

  • Con người vĩ đại, giản dị

  • Công trình của trái tim tưởng nhớ Bác

  • KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19.5.1890 – 19.5.2023): Hiến dâng trọn đời cho dân, cho nước

Hiệp định Paris năm 1973 thắng lợi, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào một giai đoạn mới xây dựng đất nước sau bao nhiêu năm bị chiến tranh tàn phá, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp chung sức cùng với đồng bào trong nước xây dựng đất nước cho đến ngày hôm nay.

Bác đã đi xa nhưng để lại một di sản lịch sử oai hùng và vĩ đại. Năm châu bốn bể đều khâm phục. Với tư tưởng sâu rộng của Bác đã để lại những thành quả quý báu, tốt đẹp và truyền lại cho con cháu Việt Nam sau này.

Hơn nửa thế kỷ ngày Bác Hồ viết lá thư cuối cùng gửi kiều bào ta ở Pháp, cũng hơn nữa thế kỷ Người đi xa, kiều bào ở Pháp luôn là bộ phận không tách rời, nguồn lực của cộng đồng, nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp. Mỗi người luôn nhớ và làm theo lời Bác dặn trong chuyến thăm Pháp năm 1946: “Mỗi kiều bào phải là một đại sứ nhân dân của Việt Nam!”.

Theo Bác về nước tham gia chiến đấu

Với phong cách chân thành, thiện chí, sự cởi mở, khiêm tốn giản dị và trọng nghĩa tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp cùng sự kính trọng cho mọi người, từ các anh công binh đến những trí thức; nhiều người muốn và đã theo Bác về Tổ quốc để tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước như Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân và Võ Đình Quỳnh.


NGUYỄN THANH TÒNG, Nguyên Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp